Cần làm gì để chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non trong thời gian trẻ nghỉ học ở nhà để phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Thứ bảy - 20/02/2021 15:51
Sau đợt nghỉ Tết Nguyên Đán, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn ra phức tạp, nên trẻ phải tiếp tục nghỉ ở nhà để phòng, chống dịch. Trường Mầm non Kim Đồng xin chia sẻ một số biện pháp giúp các bậc phụ huynh chăm sóc trẻ, trong thời gian trẻ tiếp tục nghỉ học ở nhà.
Cần làm gì để chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non trong thời gian trẻ nghỉ học ở nhà để phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Với trẻ mầm non, hoạt động chủ đạo là vui chơi; vì vậy việc hỗ trợ các bậc phụ huynh hiểu và tham gia chăm sóc, giáo dục phù hợp với tâm sinh lý của trẻ mầm non là điều quan trọng trong dịp này. Thực tế là trong thời gian trẻ ở nhà, sinh hoạt bị xáo trộn, trẻ ăn ngủ không điều độ, nhiều trẻ gửi ông, bà chăm sóc được nuông chiều theo ý thích của trẻ nên trẻ không ngoan, nghịch ngợm hơn; một số trẻ lại giảm cân do ăn uống không điều độ. Sau đây xin giới thiệu một số biện pháp giúp các bậc phụ huynh chăm sóc trẻ tốt nhất, trong thời gian nghỉ ở nhà.
     Thứ nhất: Dù ở nhà với bố mẹ hay gửi người thân chăm sóc trẻ, bố mẹ cũng phải lên lịch cho trẻ sinh hoạt, ăn ngủ đúng giờ; buổi tối không cho trẻ chơi quá muộn, buổi sáng tập cho trẻ dậy trước 7h30, tránh cho trẻ ngủ dậy muộn, ăn sáng muộn, sẽ ảnh hưởng đến bữa ăn trưa, trẻ sẽ chán ăn; buổi trưa phụ huynh tập cho trẻ ngủ ít nhất là 1 tiếng rưỡi.
     Thứ hai: Về chế độ ăn uống của trẻ, cần phải cho trẻ ăn uống điều độ. Nên cho ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và chia làm nhiều bữa nhỏ; đa dạng hoá bữa ăn với nhiều loại thực phẩm khác nhau, thay đổi cách chế biến và cho trẻ ăn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn được nhiều; cho trẻ uống nhiều nước, nước ép quả tươi và ăn thêm quả chín và cung cấp thêm các vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ.
     Thứ ba: Về các hoạt động chơi, học của trẻ; trẻ mầm non “học bằng chơi”. Ở nhà nhiều gia đình, đồ chơi không phong phú, trẻ lại không có bạn chơi, trẻ ở trong nhà nhiều ngày trẻ sẽ nhàm chán với các đồ chơi nên sẽ dẫn đến thích tò mò, khám phá những đồ dùng trong nhà và trò chơi không an toàn; vì vậy phụ huynh cần phải gần gũi trò chuyện với trẻ, là một bạn chơi của trẻ, hướng dẫn cho trẻ biết các kỹ năng đơn giản thông qua các trò chơi. Hướng dẫn trẻ phụ giúp một số việc phù hợp: Gấp quần áo giúp mẹ, khi gấp quần áo cho trẻ cài cúc áo, quần, kéo xéc; xếp đồ chơi sau khi chơi xong; lau dọn bàn ghế, với hoạt động này giúp cho trẻ có các kỹ năng tự phục vụ và phát triển các kỹ năng vận động tinh (các cơ bàn tay, ngón tay…), hình thành các thói quen ngăn nắp gọn gàng và giúp trẻ phát triển nhận thức. 
     Với trẻ lớp 5 tuổi để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1, có thể tổ chức một số hoạt động như: Dạy cho trẻ nhận biết 29 chữa cái và 10 chữ số thông qua thẻ chữ cái hoặc các hình ảnh có từ kèm theo ( Lưu ý: ở trường mầm non, trong 1-2 tuần chỉ dạy cho trẻ 1-3 chữ cái thông qua các hoạt động học, trò chơi vì vậy phụ huynh không nên ép trẻ phải nhận biết, đọc được chữ nhiều khi mới cho trẻ làm quen mà phải kiên trì, trẻ nhỏ tính chú ý còn hạn chế trẻ nhanh quên, vì vậy không được nôn nóng trong khi hướng dẫn trẻ). Phụ huynh có thể đọc truyện cho trẻ nghe, thông qua những câu chuyện đó để giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu con vật, đồ vật…; Cho trẻ nghe nhạc và vận động nhẹ nhàng theo những bài hát của trẻ mầm non, từ đó trẻ phát triển về cảm xúc trong khi nghe nhạc và cũng phát triển thể chất cho trẻ khi vận động theo nhạc, cho trẻ tô màu, vẽ, nặn thể hiện những cảm xúc nghệ thuật theo khả năng của trẻ nhằm phát triển kỹ năng cầm bút, kỹ năng ngồi vẽ đúng tư thế, phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng cho trẻ.
     Thứ tư: Trong sinh hoạt hằng ngày ở gia đình làm sao để khi trẻ đến trường sinh hoạt theo được nền nếp ở lớp học, phụ huynh cần phải chú ý giáo dục cho trẻ các kỹ năng trong vệ sinh, ăn, ngủ: Giờ ăn với trẻ từ 36 tháng tuổi trở lên phụ huynh cho trẻ tự xúc ăn, ăn xong nhắc trẻ cất đồ dùng để ăn, đi súc miệng, đánh răng; Vệ sinh trước khi ăn, sau khi ăn; Vệ sinh trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy, những hoạt động tự phục vụ được theo lứa tuổi, phụ huynh không nên làm hộ trẻ, nếu làm hộ trẻ tạo cho trẻ thói quen ỉ lại, không biết tự phục vụ, khi đến trường trẻ sẽ vụng về, chậm chạp trong các hoạt động. Trong tình hình dịch bệnh nên phụ huynh cũng thường xuyên nhắc nhở, giáo dục cho trẻ khi ra ngoài đường phải đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn để phòng chống dịch bệnh…. Phụ huynh sẽ làm gương cho trẻ trong ý thức phòng chống dịch bệnh, để trẻ cũng nhận thức được những việc làm chung tay cùng mọi người đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
     Phát triển toàn diện cho trẻ thông qua các hoạt động vui chơi, sinh hoạt hằng ngày là rất quan trọng, nên trong các hoạt động phụ huynh phải gợi ý, hướng dẫn cho trẻ, mỗi ngày làm một hoạt động nhỏ, lặp đi, lặp lại sẽ giúp cho trẻ có được các kỹ năng, kiến thức trong cuộc sống hằng ngày, mong phụ huynh chúng ta cần quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ trong những ngày nghỉ ở nhà, để giúp trẻ có được nề nếp sinh hoạt, vui chơi, ăn, ngủ nhằm đảm bảo sức khỏe, phát triển tốt về thể lực, trí tuệ chuẩn bị tốt cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn sau này.
Tổ chuyên môn, tổ trưởng, giáo viên đã xây dựng kế hoạch hoạt động, phiếu bài tập thực hành ôn luyện cho trẻ trong thời gian trẻ nghỉ dịch gửi đến các bậc phụ huynh. Ngoài ra giáo viên, tổ chuyên môn nhà trường đã lựa chọn các hoạt động để tổ chức quay video gửi lên nhóm phụ huynh của các lớp, các trang mạng, thông tin của nhà trường để phối hợp với phụ huynh cùng hướng dẫn các bé hoạt động tại nhà nhằm cung cấp, củng cố kiến thức cho trẻ trong thời gian ở nhà nghỉ phòng dịch. Không chỉ những vậy mà còn thể hiện sự gắn bó, chia sẻ, tương tác giữa gia đình và nhà trường; tăng thêm tình cảm cô trò gần gũi, yêu thương. Nhà trường rất mong các bậc phụ huynh sẽ cùng phối hợp và chia sẻ những hình ảnh, video các họat động bổ ích của các con ở nhà đến nhóm lớp, nhà trường để có những hình ảnh tư liệu, sản phẩm đáng yêu của các bé.
     Mong rằng, với những gợi ý trên sẽ phần nào giúp phụ huynh có một số kinh nghiệm trong việc tự chăm sóc trẻ ở nhà để khi trẻ đến trường trẻ tham gia các hoạt động ở lớp có nề nếp.
* Ngoài những kế hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ như trên, sau đây tổ chuyên môn nhà trường chia sẻ một số bài tập phù hợp từng lứa tuổi cho trẻ ôn luyện, thực hành ; phụ huynh có thể tham khảo cho các bé hoạt động ở nhà tại các file đính kèm dưới đây.







 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hôm nay Bé ăn gì?

Nhà trẻ

Bữa Trưa
  • cơm gạo tám thái
  • Thịt bò kho
  • Canh bí đỏ nấu thịt
  • Tráng miệng : Dưa hấu
Bữa Chiều
  • Cháo thịt vịt rau thơm
Bữa phụ chiều
  • Sữa bột Megacare gold 3

Mẫu giáo

Bữa Trưa
  • cơm gạo tám thái
  • Thịt bò kho
  • Canh bí đỏ nấu thịt
  • Tráng miệng : Dưa hấu
Bữa Chiều
  • Cháo thịt vịt rau thơm
Bữa phụ chiều
  • Sữa bột Megacare gold 3
  • Z4148271122295 5e617e134369b3cd2d2e00a978415afc
    Z4148271122295...
  • Z4148271119650 910041bc7f5c6066a111aeb710fcef9d
    Z4148271119650...
  • Z4148271119649 0b8a1d80c154608ce28b7ba0d321c901
    Z4148271119649...
  • Z4148271119648 Dc39bd6ae4fc3212e082e09037527b1b
    Z4148271119648...
  • Z4148270977398 15bd1dfc879bc6520f7e481cedd5aeea
    Z4148270977398...

global block new picture

Điện thoại

  • Phòng tiếp đón
    0246.6543.246
  • Phòng hiệu trưởng
    0915.540.528
  • Trường Mầm non Kim Đồng
    0246.6543.246
  • Phòng Tài Vụ
    0944123075

thuvienanh

khovideo

thuvienso

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập13
  • Hôm nay691
  • Tháng hiện tại25,485
  • Tổng lượt truy cập481,538
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây